Latest topics
9/5/2024, 2:29 pm
by 
Chinhphuong
25/3/2024, 3:24 am
by 
Amaori Kino
30/12/2023, 10:13 am
by 
Akari no Kokoro
6/11/2023, 9:44 am
by 
Akari no Kokoro
5/8/2023, 5:32 pm
by 
Akari no Kokoro
28/4/2023, 8:01 pm
by 
rlaghdtn1998
4/11/2022, 12:17 am
by 
gigajet
14/8/2022, 3:28 pm
by 
Akari no Kokoro
12/7/2022, 10:21 am
by 
RedTheHalf-Demon
13/5/2022, 4:52 pm
by 
Getsuga Bankai Tenshou
1/2/2022, 12:00 am
by 
Akari no Kokoro
19/12/2021, 1:13 am
by 
Akari no Kokoro
15/12/2021, 8:28 am
by 
sucirpa
15/11/2021, 12:34 am
by 
feint101
1/11/2021, 4:00 pm
by 
Akari no Kokoro
30/10/2021, 9:31 am
by 
Akari no Kokoro
12/10/2021, 1:06 am
by 
Getsuga Bankai Tenshou
8/10/2021, 1:14 am
by 
forestofsecrets
18/9/2021, 6:32 pm
by 
caytretramdot
1/9/2021, 5:56 pm
by 
kirito-123
16/8/2021, 11:56 pm
by 
Hisurin Rain
15/8/2021, 1:18 am
by 
cỉno
9/8/2021, 10:39 pm
by 
RedTheHalf-Demon
24/7/2021, 9:51 pm
by 
Katsuragi Rin
9/7/2021, 11:27 am
by 
P2772
2/7/2021, 8:54 am
by 
worstapple
1/7/2021, 11:37 am
by 
Yuri Masumi
24/6/2021, 7:03 pm
by 
corecombat

Test bbcode

Waifu
Akari no Kokoro
Akari no Kokoro
Member
http://occultuslibrarium.blogspot.com/

Waifu Order : Nee,b1-10-998,b2-4-6,b3-25-4,b4-37-9,b5-13-5,b6-14-3,b7-15-1,b8-40-8,b9-43-10,b10-5-2,x11-58-14,u12-59-16,u13-60-15,a14-52-13,b15-53-12,b16-54-11,b17-16-999
. :

Blaze bay bay!
Blaze
Bay

Posts : 4273
Power : 15123
Faith : 2270
Ngày tham gia : 16/01/2015
Địa điểm : Rhodes Island

Test bbcode - Page 2 Empty Re: Test bbcode

Bài gửi by Akari no Kokoro 29/6/2016, 1:48 pm

Morichika Rinnosuke (森近 霖之助 Morichika Rinnosuke Sâm Cận Lâm Chi Trợ), biệt danh Kourin (香霖 Hương Lâm) là một bán yêu với khả năng nhận biết tên và công ụng của một vật thể. Anh là chủ tiệm Kourindou (Hương Lâm Đường), một cửa hàng đồ cổ chuyên mua bán vật dụng từ thế giới bên ngoài. Anh là một trong số ít các nhân vật nam xuất hiện trong Touhou Project và là nhân vật chính trong Touhou Kourindou ~ Curiosities of Lotus Asia.

Về Đầu Trang Go down

Waifu
mr.equal
mr.equal
Administrator

Waifu Order : FA
. :
Online
Offline

Posts : 4931
Power : 10170
Faith : 2498
Ngày tham gia : 07/11/2014
Địa điểm : SDM

Test bbcode - Page 2 Empty Re: Test bbcode

Bài gửi by mr.equal 24/10/2016, 4:12 pm

[box="border: 2px solid white; float: left; padding: 5px; background-color: #555; margin: 5px"]
Mục lục
[toc][/box]
[hs1]Giới thiệu[/hs1]
VNC là một hệ thống thin client chia sẻ màn hình hiển thị thông qua một giao thức đơn giản được gọi là RFB (Remote Frame Buffer protocol - Giao thức Bộ đệm hình ảnh từ xa). VPN cung cấp khả năng điện toán di động mà người dùng không cần mang theo phần cứng nào, cho phép họ truy cập máy tính khác từ xa bằng bất kỳ phương tiện nào được hỗ trợ. Ngoài ra VNC cũng hỗ trợ việc nhiều máy truy cập đồng thời vào cùng một máy tính. Đặc điểm của VNC bao gồm sự đơn giản của giao thức sử dụng, và tính độc lập với nền tảng, có nghĩa là sự vận hành của VNC không phụ thuộc vào hệ điều hành, hệ cửa sổ hay loại ứng dụng.
[indent]- Thin client (Máy trạm "gầy"): Loại máy trạm có cấu hình tối thiểu, và phải phụ thuộc vào máy chủ để thực hiện các chức năng của một máy tính. Khác với fat client (ví dụ PC thông thường) là loại máy có phần cứng và phần mềm đủ để tự mình thực hiện mọi chức năng của máy tính.
- Điện toán di động: Là một sự tương tác giữa người và thiết bị mà ở đó thiết bị (máy tính) có khả năng di động bên trong môi trường điện toán. Chúng có thể kết nối với các thiết bị khác, ít nhất là thiết bị trong cùng môi trường. Và có khả năng giữ kết nối với thời gian trễ ngắn và không phụ thuộc vào cách thức di chuyển của thiết bị.[/indent]
[hs1]Lịch sử[/hs1]
Phòng nghiên cứu Olivetti & Oracle tại Cambridge, Anh, phát triển VNC vào thời điểm mà nó còn thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn Olivetti and Oracle. Vào năm 1999 phòng thí nghiệm này thuộc về quyền sở hữu của AT&T, và tới năm 2002 thì chấm dứt quá trình nghiên cứu. Khi đó nhóm phát triển đã lập nên RealVNC để tiếp tục công việc dùng mã nguồn mở và cũng dùng tên VNC khi thương mại hóa phần mềm của họ. Vào năm 2013 Công ti trách nhiệm hữu hạn RealVNC đánh dấu bản quyền thương hiệu cho cụm từ VNC tại Anh và một vài quốc gia khác.
Mã nguồn ban đầu được cấp phép GNU được thêm vào các phiên bản khác của VNC. Việc dùng mã nguồn ban đầu phát triển nhiều phiên bản VNC không gây ra vấn đề về tính tương thích do tính mở rộng được của giao thức RFB. Máy chủ và máy trạm thương lượng với nhau thông qua hình thức bắt tay để biết về tính tương thích và chọn ra những tùy chọn tối ưu nhất cho hai bên.
[hs1]Hoạt động[/hs1]
Trong một mạng máy tính phân tán, một máy tính có thể chứa phần mềm hiển thị thông tin trên màn hình để người xem từ xa có thể xem các thông tin đó hiển thị trên máy tính cục bộ của họ với thời gian thực. Việc này cho phép người dùng từ xa có thể thực hiện công việc của họ như thế đang ở máy tính nguồn.
3 thành phần của VNC:
[indent]- Máy chủ VNC (VNC Server): Chương trình trên thiết bị chia sẻ màn hình của nó. Máy chủ VNC bị động và cho phép máy trạm VNC điều khiển nó.
- Máy trạm VNC (VNC Client): Chương trình xem, điều khiển và tương tác với máy chủ.
- Giao thức VNC (VNC Protocol): Giao thức RFB, dựa trên hình thức đồ họa nguyên thủy của từ máy chủ với máy trạm và các thông báo sự kiện từ máy trạm lên máy chủ.[/indent]
[hs2]Cách kết nối[/hs2]
[indent]
Mặc dù là chia sẻ màn hình, thiết bị cài đặt VNC thậm chí không cần phải có một màn hình hiển thị vật lý. Phương thức hoạt động thông thường là người xem kết nối vào cổng của máy chủ (mặc định 5900). Ngoài ra có thể kết nối bằng trình duyệt (mặc định 5800). Ngược lại máy chủ có thể kết nối tới người xem bằng "chế độ nghe" ở cổng 5500. Chế độ này có ưu điểm là máy chủ không cần phải cấu hình tường lửa để có quyền truy cập vào cổng 5800/5900 như hai phương thức trên, nhiệm vụ này thuộc về người xem. Điều này rất hữu ích nếu phía máy chủ không có chuyên môn cao về máy tính vì lúc này phần chuyên môn sẽ thuộc về bên máy trạm.

Máy chủ sẽ gửi từng hình chữ nhật nhỏ từ bộ đệm khung tới máy trạm. Ở dạng đơn giản nhất giao thức của VNC có thể sẽ tốn rất nhiều băng thông, vậy nên nhiều phương thức mã hóa sẽ được thực hiện để giảm thiểu yêu cầu cao về mặt giao tiếp. Một trong những phương thức mã hóa đơn giản nhất được hỗ trợ với mọi loại máy chủ và máy trạm là hình thức mã hóa thô: ban đầu từng pixel màn hình được gửi đi theo tuần tự trái qua phải, trên xuống dưới, để tạo ra màn hình đầy đủ. Sau đó thực hiện việc truyền tương tự, nhưng không truyền toàn màn hình chỉ truyền phần hình chữ nhật mà ở đó diễn ra sự thay đổi trên màn hình. Phương thức này rất mạnh nếu màn hình chỉ diễn ra những thay đổi nhỏ, ví dụ di chuyển chuột hoặc chữ xuất hiện trên màn hình, nhưng với những thay đổi toàn màn hình ví dụ xem video toàn màn hình hoặc lăn con trỏ chuột thì băng thông yêu cầu sẽ trở nên cực lớn.

Về mặc định VNC sử dụng cổng TCP 5900+N, với N là số hiển thị, 0 là hiển thị vật lý. Một vài bản cài đặt cũng khởi đầu máy chủ HTTP cơ bản với cổng 5800+N để chạy trình xem VNC dưới dạng một applet của Java, cho phép kết nối dễ dàng tới mọi trình duyệt cho phép chạy Java. Có thể sử dụng các cổng khác miến là cả hai bên đều được cấu hình tương ứng. Một vài trình duyệt hiện đại cũng có cài đặt máy trạm VNC dùng HTML5 mà không cần plugin (noVNC.

Người ta vẫn có thể dùng VNC trên Internet nếu cả hai bên máy chủ và máy trạm đều có kết nối băng thông rộng. Tuy nhiên việc này có thể sẽ cần phải sử dụng các phương thức dịch địa chỉ mạng (NAT) nâng cao, cấu hình tường lửa và bộ định tuyến (router), ví dụ chuyển tiếp cổng để cho phép kết nối đi qua. Một vài người dùng có thể chọn các ứng dụng Mạng ảo nội bộ (VPN - Virtual Private Network) như Hamachi để khiến cho việc hoạt động trên Internet dễ hơn. Một kết nối VNC cũng có thể được thiết lập như một kết nối mạng LAN nếu sử dụng VPN như một máy chủ trung gian (proxy).

Xvnc là máy chủ VNC chạy trên Unix, được dựa trên máy chủ X tiêu chuẩn (loại máy chủ với khả năng hiển thị giao diện người dùng và nhận dữ liều vào từ xa). Ứng dụng có thể được hiển thị trên Xvnc như thông thường, nhưng nó cũng đồng thời xuất hiện trên mọi trình xem VNC kết nối với máy thay vì xuất hiện trên màn hình vật lý. Ngoài ra một thiết bị bất kỳ với màn hình, chuột và bàn phím có thể được cài đặt để nạp và chạy máy chủ VNC dưới dạng một ứng dụng hoặc trình chạy nền, sau đó có thể tháo bàn phím và chuột ra và thiết bị này được đặt tại một vị trí ở xa.

Ngoài ra, phần hiển thị từ VNC cho máy trạm không nhất thiết phải là màn hình mà người dùng ở máy chủ nhìn thấy. Trên các máy Unix/Linux hỗ trợ nhiều phiên X11 đồng thời. VNC có thể được cài đặt để chỉ phục vụ cho một phiên X11 nào đó, hoặc tự mở một phiên cho chính nó. Có thể chạy nhiều phiên VNC trên cùng một máy tính. Ngược lại trên Window thì một phiên VNC chỉ phục vụ cho phiên của người dùng đó.

VNC thường hay dùng như là một hệ thống truy cập từ xa đa nền tảng.

[/indent]
[hs1]Bảo mật[/hs1]
RFB không phải là một giao thức bảo mật. Mặc dù mật khẩu không được gửi dưới dạng văn bản thuần như telnet, người ta vẫn có thể bé khóa thành công nếu cả khóa mã hóa và mật khẩu bị rút khỏi mạng. Vì lý do này người ta khuyên dùng mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự. Mặc khác một số phiên bản VNC lại có giới hạn 8 ký tự trong việc đặt mật khẩu. Nếu mật khẩu được gửi đi dài hơn 8 ký tự, phần ký tự thừa bị bỏ, chuỗi còn lại sẽ được so sánh với mật khẩu.

UltraVNC hỗ trợ việc sử dụng các plugin mã nguồn mở để mã hóa toàn bộ phiên VNC bao gồm việc xác nhận mật khẩu cũng như việc chuyển phát dữ liệu. Nó cho phép việc xác nhận được thực hiện dựa trên giao thức phân quyền NTLM (NT LAN Manager). Tuy nhiên việc này lại khiến một số chương trình VNC trở nên không tương thích với nhau. Một phần nằm trong gói thương mại của RealVNC là mã hóa AES cũng như liên hợp với Active Directory. Dịch vụ mạng Workspot cũng cung cấp bản vá với mã hóa AES. Còn TightVNC thì không bảo mật lắm vì các dữ liệu hình được phát đi không qua mã hóa. Vì thế nó cần phải sử dụng kỹ thuật tunnel của kết nối SSH.

VNC có thể được tunnel qua kết nối SSH hoặc VPN vốn sẽ được chồng thêm một tầng mã hóa mạnh hơn. Máy trạm SSH khả dụng trên hầu hết nền tảng, tunnel của SSH có thể được tạo ra từ máy trạm UNIX, Microsoft Windows, Macintosh (Mac OS X lẫn System 7), vv... Một số ứng dụng miễn phí khác cũng có thể tạo ra tunnel thông qua VPN tức thời giữa hai máy.

Một vấn đề khác cần lưu tâm về mặt bảo mật trong việc sử dụng VNC là xem phiên bản đang dùng có yêu cầu xác nhận từ người sở hữu máy chủ khi người xem có quyền sử dụng thiết bị của họ không. Điều này dùng tránh việc chủ sở hữu máy nhận ra máy của họ bị điều khiển bởi một thiết bị nào đó mà họ không biết.
[hs1]Giới hạn[/hs1]
Không hỗ trợ việc chuyển clipboard có chứa ký tự Unicode. Mọi ký tự ngoài bộ ký tự Latin-1 nằm trong clipboard sẽ không được phát đi.

Giao thức của VNC là giao thức dựa trên pixel. Mặc dù điều này tạo ra sự linh hoạt rất cao (hỗ trợ được mọi kiểu màn hình), nó kém hiệu quả hơn các giải pháp khác thấu hiểu về việc bố trí các đồ họa cơ bản như X11 hay giao thức màn hình từ xa của Windows (Windows Remote Desktop Protocol). Những giao thức này gửi đồ họa nguyên thủy hoặc các lệnh cao cấp hơn, ví dụ "mở cửa sổ". Còn RFB thì chỉ gửi dữ liệu là các pixel.
[hs1]Các loại mã hóa[/hs1]
- AES: Mã hóa được hỗ trợ bởi RealVNC. Xử lý 16 byte mỗi lần.
[indent]> Tạo khóa vòng bằng cách dùng chương trình khóa của Rijndael cho khóa ban đầu.
> Các byte trạng thái được xor với byte tương ứng trong khóa.
> Lặp (10 vòng cho khóa 128 bit, 12 vòng cho 192 bit và 14 vòng cho 256 bit)
+ Mỗi byte được thay thế bằng byte mới sử dụng bảng thay thế Rijndael.
+ Dịch hàng: Hàng 1 giữ nguyên, hàng 2 mỗi byte dịch 1 ô qua trái, tương tự...
+ Trộn cột: Mỗi cột nhân với một đa thức c(x).
+ Thêm khóa vòng phụ: Khóa vòng phụ được tạo ra bằng cách dùng chương trình khóa của Rijndael cho khóa vòng. Mỗi byte trạng thái được xor với khóa vòng phụ.
> Lần lặp cuối, giống hệt lần lặp thông thường, nhưng không có bước trộn cột[/indent]
[hs1]RFB[/hs1]
[hs2]Giới thiệu[/hs2]
Giao thức bộ đệm khung hình từ xa (Remote Framebuffer Protocol) là loại giao thức dùng để truy cập giao diện người dùng hình ảnh từ xa. Nó làm việc ở mức độ bộ đệm khung hình, là một mức độ rất thấp, vì thế dùng được cho mọi hệ cửa sổ như X11, Windows, Macintosh, vv...
RFB là một giao thức điển hình giành cho thin client, máy trạm sử dụng giao thức RFB cần rất ít yêu cầu và cực kỳ đơn giản, và hầu như dùng được với mọi loại phần cứng.
RFB có tính phi trạng thái (stateless), nếu một máy trạm bị mất kết nối khỏi máy chủ, rồi sau đó kết nối lại, trạng thái của giao diện người dùng vẫn được bảo toàn nguyên trạng.
[indent]- Framebuffer - Bộ đệm khung: Một bộ phận của RAM trong đó chứa bitmap (bảng bit) được dùng để làm mới hiển thị hình ảnh lấy từ bộ nhớ đệm chứa khung hình. Thông tin trong bộ đệm khung chủ yếu là chứa bit màu của các pixel trong khung hình và lớp phủ alpha (độ mờ) nếu có. Từng khung hình sẽ được đưa từ bộ nhớ đệm lên bộ đệm khung và từ đó đưa ra màn hình.
- Stateless - Phi trạng thái: Tính phi trạng thái nghĩa là không có sự bảo toàn các tương tác với thiết bị hoặc chương trình khác từ lần này sang lần khác, mà hoàn toàn làm mới ở mỗi lần. Ví dụ khi tải xong một trang mạng có giao diện đen, bạn đổi sang giao diện trắng, nhưng lần kế tiếp bạn vào lại trang đó giao diện vẫn sẽ là đen, vì lần vào trang này độc lập với lần vào trước đó. Để bạn vào trang web và giao diện của nó được bảo toàn là giao diện đen, cần phải có một mục lưu nhớ các thông tin trong lần vào trước đây, khi đó ta gọi trang web này có tính bảo toàn trạng thái (stateful), và thông thường thứ được dùng để làm điều này chính là cookie.[/indent]
[hs2]Giao thức[/hs2]
Sự hiển thị của giao thức này hầu như chỉ dựa trên chỉ lệnh đồ họa nguyên thủy là: "vẽ một hình chữ nhật với dữ liệu pixel tại vị trí x, y". Và điểm yếu về kích thước dữ liệu được khắc phục bằng nhiều cách mã hóa khác nhau để phù hợp với băng thông, tốc độ vẽ của máy trạm và tốc độ xử lý của máy chủ.
Hình chữ nhật kế tiếp sẽ khiến bộ đệm khung cập nhật lại khung hình. Tốc độ cập nhật phụ thuộc theo yêu cầu từ máy trạm, nếu máy trạm hoặc kết nối yếu, tốc độ cập nhật sẽ giảm đi.

[hs3]Mô hình[/hs3]
RFB cơ bản chỉ bao gồm một bộ đệm khung hình chữ nhật, máy trạm chỉ đơn giản là thêm hoặc xén bớt khung hình cho khớp với màn hình của người xem rồi hiển thị khung hình này.
RFB tiên tiến hơn thì hỗ trợ khả năng hiển thị nhiều màn hình. Tuy nhiên dù vậy vẫn chỉ dùng đúng một bộ đệm khung mà thôi. Các màn hình sẽ đóng vai trò như một khung nhìn. Máy trạm vẫn xử lý bộ đệm khung như thể nó được chứa trong một màn hình duy nhất.
Máy trạm xử lý nội dung trong cả bộ đệm khung, không phải chỉ phần thông tin xuất hiện trên màn hình, ví dụ khi dùng yêu cầu thay đổi kích cỡ màn hình. Ngoài ra nếu máy trạm yêu cầu thay đổi kích thước bộ đệm khung, toàn bộ thông tin hiện chứa trong bộ đệm khung đó đều sẽ trở nên không sử dụng được.

[hs3]Đầu vào[/hs3]
RFB nhận thông tin đầu vào bao gồm sự di chuyển của thiết bị trỏ, sự kiện trỏ và sự kiện ấn phím. Một vài sự kiện đầu vào khác cũng có thể được xử lý, ngược lại nếu một số sự kiện vào không được hỗ trợ, có thể sử dụng thêm giao thức đầu vào chung (General Input Interface - GII) để tiếp nhận các sự kiện này.


[hs2]Bắt tay[/hs2]
Máy chủ và máy trạm kết nối thông qua hình thức bắt tay.
- Đầu tiên máy chủ gửi phiên bản RFB cao nhất mà máy chủ hỗ trợ. Sau đó máy trạm hồi đáp với phiên bản RFB mà máy chủ nên dùng.
- Sau đó máy chủ gửi loại bảo mật, máy trạm hồi đáp bằng loại bảo mật mà nó lựa chọn.
- Cuối cùng máy chủ gửi thông báo xác nhận bắt tay thành công, nếu không thành công thì máy chủ gửi lý do thất bại, và đóng kết nối.

Về Đầu Trang Go down

Waifu
Đom Đóm ~1991~
Đom Đóm ~1991~
Moderator
https://gensoviet-firefly.tumblr.com/about

Waifu Order : Trace,b1-58-999,e2-101-999,e3-102-999
. :
Test bbcode - Page 2 Ub6itt3
Test bbcode - Page 2 7YeQGXm

Posts : 1909
Power : 4805
Faith : 1565
Ngày tham gia : 06/11/2014
Địa điểm : Mind Matrix

Test bbcode - Page 2 Empty Re: Test bbcode

Bài gửi by Đom Đóm ~1991~ 18/6/2019, 7:04 pm

Spoiler:

Về Đầu Trang Go down

Waifu

Sponsored content


Test bbcode - Page 2 Empty Re: Test bbcode

Bài gửi by Sponsored content

Về Đầu Trang Go down

- Similar topics